Price and Prejudice

Một bài viết của Fairydreams

Jane Austen (1775-1817)

Kiêu hãnh là gì? – Là cái vẻ tự mãn của một con người về những gì mà anh ta có được (hay đạt được) trước những người xung quanh. Với anh là niềm kiêu hãnh, nhưng với mọi người đó là sự kiêu căng, tự phụ.

Và, định kiến. Là những suy nghĩ, tư tưởng của cá nhân một người hay một tập đoàn người được hình thành trong suốt một thời gian dài, do ảnh hưởng của những tác nhân ngoại cảnh cũng như do chính tình cảm tự mỗi người. Định kiến có thể là những cái cũ kĩ, lỗi thời, cản trở sự hình thành và phát triển của cái mới, nhưng cũng có thể, là không.

Với một tầng lớp người, hay giai cấp thì niềm kiêu hãnh của mỗi con người trong giai tầng ấy đều dựa trên định kiến của chính họ về giai cấp, tầng lớp ấy.

Có thể các bạn sẽ cười nhạt, rằng “thời xa xưa thì đó chắc chắn là xảy ra rồi. Nhưng bây giờ là thế kỷ XXI rồi, còn ai mà quan tâm hay ám ảnh về cái đó nữa cơ chứ…”. Tôi cũng sẽ cười cùng các bạn và bảo rằng “này bạn ạ, là con người, ai cũng có giá trị của riêng mình thì niềm kiêu hãnh của riêng bạn chắc chắn vẫn còn tồn tại trong tâm trí bạn. Và, đã là định kiến, thì bản thân định kiến đã được xây dựng và được bảo vệ từ rất lâu rồi và làm sao bạn có thể tin chắc được rằng trong bạn ko hấp thụ một chút nào của cái định kiến xa xưa đó?Nếu từ hàng trăm năm trước công nguyên, những người nô lệ bị coi chẳng khác gì con trâu, con ngựa, thì bạn hãy nghĩ đi, vào thế kỉ thứ 17-18, tức sau hàng trăm năm, nghìn năm, những người nô lệ da đen có được tôn trọng hơn những người nô lệ thời xa xưa kia ko?Vậy đó là do đâu, chắc hẳn cũng là do định kiến trong mỗi thế hệ còn tồn tại đấy thôi…”

12634911238912008Ehèm, không phải tôi viết cái này để châm chọc hay đùa cợt hay lý luận cùn với các bạn về mặt tiếng Việt và ngôn ngữ của chỉ đơn giản 2 từ “kiêu hãnh” và “định kiến” này. Chỉ đơn giản, tôi muốn giới thiệu cho các bạn về một cuốn sách văn học cổ điển nước Anh thế kỷ XVIII của nhà văn nữ Jane Austen. Cuốn sách có tựa “Price and Prejudice” (“Kiêu hãnh và Định kiến”).

Nó, lấy bối cảnh là vùng nông thôn nước Anh thế kỷ XVIII nhưng tôi cho rằng (hay là những người đã từng đọc nó cho rằng nhỉ?) nó ko hoàn toàn thuộc về nước Anh thế kỷ XVIII. Nó là câu chuyện xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất này miễn là nơi đó có giai cấp, có tầng lớp với những quyền và lợi ích khác nhau, với những suy nghĩ khác nhau.

“Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) có lẽ là truyện được yêu thích nhất trong số các tác phẩm của Jane Austen. Truyện kể về cuộc đối đầu giữa Elizabeth Bennet, con gái của một gia đình trung lưu, và Fitzwilliam Darcy, một địa chủ giàu có. Mặc dù họ để tâm tìm hiểu lẫn nhau, tác giả đã đảo ngược ý niệm thông thường về "thuở ban đầu": tính kiêu hãnh về giai cấp và tài sản của mình cùng định kiến về vị thế thấp kém của gia đình Elizabeth khiến Darcy lúc đầu muốn tránh xa cô, trong khi cô Elizabeth cũng kiêu hãnh vì lòng tự trọng của mình và có định kiến về cung cách trưởng giả của Darcy, trở nên một người con gái không giống như những người con gái khác chung quanh Darcy. Elizabeth, với cá tính nhạy bén, dí dỏm và cứng cỏi, được xem là một trong những nhân vật lôi cuốn nhất trong nền văn học Anh.” – Dịch giả Diệp Minh Tâm.

2 người- với khác biệt về hoàn cảnh gia đình và nền tảng giáo dục, lại giống nhau cực kỳ ở 1 điểm, đó là "Kiêu hãnh". Nếu ở những tiểu thuyết khác, trở ngại của 1 cuộc tình không cùng giai cấp thường nằm ở định kiến của người thân và bạn bè thì ở đây, trở ngại chính cho Darcy và Lizzy lại chính là "định kiến" của họ về nhau.

Câu đầu tiên chàng nhận xét về nàng?
"She is tolerable, but not handsome enough to tempt me"
( Sách dịch:
Cô ta trông dc, nhưng không đủ xinh để lôi cuốn tớ. Nhưng thích 1 cách dịch khác hơn: “ Nàng xinh đấy, nhưng chưa đủ để cua tớ”… hehe)

Nàng Lizzy, đủ tự hào về bản thân mình, đáp trả: “ Em có thể dễ dàng tha thứ cho tính kiêu hãnh của anh ấy, nếu anh ấy không sỉ nhục cái kiêu hãnh của em”
Cho đến khi anh chàng ngỡ ngàng nhận ra và bị cuốn hút bởi "the beautiful expression of her dark eyes" thì nàng đã có quá nhiều định kiến về cái cách kiêu ngạo và xấu nết của chàng.

Kết quả lần tỏ tình đợt 1 của Darcy?
Darcy: "In vain have I struggled. It will not do. My feelings will not be controlled. You must allow me to tell you how warmly I admire and love you"
(Tôi đã chống chọi nhưng vô ích. Ko thể làm gì dc cả. Tôi không thể kiềm chế tình cảm của tôi. Cô phải cho phép tôi nói cho cô biết rằng tôi đã cảm mến và yêu cô mãnh liệt như thế nào)
Và đây là gáo nước lạnh anh chàng nhận dc:
Lizzy: " From the very beginning, your manners impressed me with the fullest belief in your pride and selfishness, and I had not know you a month before I felt that you were the last man in the world whom I could ever be persuaded to marry"
(...chỉ chưa đến 1 tháng được biết anh, tôi nghĩ anh là người cuối cùng trên thế gian này tôi muốn lấy làm chồng)

Và ta phải đọc hơn nửa cuốn sách nữa mới có thể đến được được đoạn nàng thú nhận mình yêu Darcy và rằng "I am the happiest creature in the world " vì có được tình yêu của anh ấy.

Kaze

Có thể nói gì hơn về quyển tiểu thuyết này? Nó là một câu chuyện tình đẹp, rất đẹp nhưng sự trắc trở ko phải do sự “kiêu hãnh và định kiến” theo kiểu cổ điển phương Đông về cái gọi là “danh gia vọng tộc” mà là tự ở bản thân của hai con người trẻ tuổi hay, là sự “kiêu hãnh và định kiến” của một cách nhìn phương Tây mới.

Tôi đã nhìn thấy nó trên kệ nhà sách cũng đã lâu, nhưng thoạt nghĩ “có lẽ lại là một cuốn tiểu thuyết cổ điển nhàm chán, kém hấp dẫn” và đến khi một người bạn nhờ mua hộ, tôi mới tò mò mà đọc và… Tôi thích cuốn tiểu thuyết này, dù hiện giờ tôi vẫn chưa đọc xong nó (hix, thậm chí là chưa đọc hết chương thứ 4 của nó ~.~! )

Price&Prejudice đã được chuyển thể thành film và đã được người xem tán thưởng nồng nhiệt. Có lẽ, sau khi đọc xong, sẽ tìm xem film này “woành tráng” như thế nào. Hí hí, nghe đồn diễn viên đẹp, kekeke…

pride_and_prejudice

Tôi nói với bạn tôi nghe, và bạn tôi kể với tôi nghe, rằng thì mà là “niềm kiêu hãnh và định kiến là ko thể xóa bỏ một sớm một chiều được. Dù rằng mình rất yêu người, nhưng cái định kiến về hoàn cảnh và sự kiêu hãnh của riêng mỗi người đã khiến cho cả hai phải xa nhau. Và dù rằng rất yêu nhau, nhưng cũng ko ai trong hai người chịu hạ mình xuống nói với nhau một câu ‘quay lại nhé!’. Làm sao có thể…T đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề của mình, rất lâu rồi, T đọc cả cuốn sách (“kiêu hãnh và định kiến”) để có thể tìm được cách giải thích và giải quyết tốt hơn, nhưng ko thể…câu chuyện là một kết thúc có hậu, nhưng đó, liệu có phải là kết thúc của T hay ko?...không có gì là chắc chắn cả…”

Câu chuyện là, người bạn yêu – con trai duy nhất của một gia đình giàu có, thế lực, nhưng kiến thức chiều sâu lại ko nhiều(nôm na là bỏ học nhiều năm rồi và đang đi nghĩa vụ quân sự chưa zìa), mà theo người ngoài nhìn vào chỉ có thể nói 1 câu “công tử Bạc Liêu”. Và bạn – tuy ko phải thuộc giới thượng lưu, nhưng gia đình ko hề túng thiếu, học cao, hiểu rộng bạn bè toàn những bậc “nhân tài quốc gia”. Họ là mối tình đầu của nhau, biết thích nhau từ khi còn trẻ tuổi, chưa quan tâm gì nhiều đến gia cảnh nhau. Nhưng, khi lớn dần lên, tự định kiến về giai tầng khác nhau, niềm kiêu hãnh của riêng nhau đã đẩy họ ngày càng xa nhau, dù họ biết rằng, họ yêu nhau. “Sẽ là thiệt thòi cho e khi có một người yêu như a” – “Tại sao e ko cách nào hòa nhập được với thế giới của a, với bạn bè của a?”. Một người như bạn, mọi vấn đề hóc búa đều có thể tư duy và suy luận tìm ra kết quả hợp lý nhất. Nhưng bạn vẫn ko thể vượt qua được định kiến và niềm kiêu hãnh của mình để đến với người bạn thực sự yêu. Bạn hỏi tôi phải làm sao, phải làm thế nào để bạn có thể khiến con tim mình ko phải đau. Bạn thừa nhận rằng, lần đầu tiên bạn khóc vì 1 người con trai…

Tôi biết nói gì hơn được nhỉ, bạn đã tự đặt lý trí của mình lên quá cao và con tim bạn, ở mãi dưới này ko thể nói vọng lên suy nghĩ của nó. Tôi ko thể đứng đây mà nói với bạn rằng “một là hãy hạ lý trí xuống, hạ thấp cái kiêu hãnh xuống và để con tim làm những gì nó muốn. Một lần, hãy để con tim điều khiển lý trí.” hay “đã một lần hạ mình xuống yêu một người, vậy tại sao ko hạ mình 1 lần nữa để lại nói tiếng ‘em vẫn yêu anh’?”. Nghe chừng sao sáo rỗng quá! Bạn chắc hẳn, cũng nghĩ như tôi đã nghĩ.

Tôi ko thể viện dẫn câu chuyện của Darcy và Elizabeth ra đặt vào hoàn cảnh của bạn được vì rằng họ yêu nhau thực và định kiến của họ đã thay đổi vì họ nhận ra được đằng sau sự kiêu hãnh của riêng nhau là một con người khác, tốt đẹp và thân thiện hơn.

Tôi cũng ko thể nói với bạn rằng bạn còn rất may mắn hơn những con người yêu nhau hết mực nhưng không thể thoát khỏi định kiến của xã hội loài người – định kiến đối với những người đồng tính – buộc họ phải chia ly…

Bạn khác họ và bạn vẫn có thể chấp cánh cho tình yêu mình bay lên một lần nữa. Và lời khuyên của tôi dành cho bạn là: bạn hãy quẳng cái đầu bạn đi đi!

Dù rằng tình yêu chỉ có thể là mù quáng nếu không có lý trí dẫn đường, nhưng nếu lý trí dẫn đường sai thì dù muốn dù không, tình yêu cũng vẫn chỉ muốn là mù quáng mà thôi.

Bạn nhỉ

Fairydreams

----------

p.s: Entry này viết dành tặng bạn, người ko bao giờ xem blog tui và tui sẵn tiện PR cho cái Price&Prejudice mà bạn giới thiệu cho tui ^_______^

p.p.s: Entry có sử dụng lời dẫn của dịch giả Diệp Minh Tâm trong Lời giới thiệu đầu sách và một vài lời giới thiệu từ blogger Kaze (đừng bắt tui vì tội vi phạm tác quyền-tác giả. Amen! )

p.p.p.s: mất 1 buổi chiều để viết cái này, thay vì "ngâm cứu" văn chương Hồ Chủ Tịch yêu dấu. Hức!