Cái chết của nữ văn sĩ Jane Austen vẫn còn là bí ẩn

Dường như vẫn đang có một bức màn bí ẩn che phủ nguyên nhân cái chết nữ tác giả của "Kiêu hãnh và định kiến".

Trong các câu truyện hài hước kì thú của bà, Jane Austen thường giễu cợt  đối với những nhân vật luôn than phiền quá mức về tình trạng sức khỏe của họ.

Nhưng nữ văn sĩ của thế kỉ 19 này chắc hẳn sẽ phải bối rối- và có thể là cả thích thú - khi phát hiện ra rằng gần 200 năm sau ngày mất của bà, bản chất chính thức của căn bệnh thần bí gây nên cái chết của bà đã trở thành một chủ đề văn học được quan tâm rộng rãi.

Fresh, một bản báo cáo về những triệu chứng của bà trước kia, đã được xuất bản, cho rằng tác giả của Kiêu hãnh và định kiến có thể đã chết sớm do căn bệnh lao lây từ những con gia súc.

Kết quả điều tra về các bức thư tay của Austen và qua sự  hồi tưởng của gia đình bà đã chứng tỏ rằng bà không phải là một bệnh nhân của căn bệnh Addison - một căn bệnh nguy hiểm gây ra tình trạng phá vỡ hoocmôn - như giả thuyết của các chuyên gia Y khoa trước đây.

Cùng với những cuốn sách vẫn đang được bày bán ở khắp nơi và các tác phẩm văn chương được đưa lên các seri truyền hình nổi tiếng, đời sống riêng tư của Austen vẫn gợi sự tò mò đối với những độc giả hiện đại, trong khi các bác sĩ và những người viết tiểu sử đã tranh cãi nhau suốt 40 năm qua về nguyên nhân thực sự đã dẫn tới cái chết của bà năm 1817.  
Trong bài viết trên tạp chí  Tập San Y Học Anh về căn bệnh Addison, Katherine White đã trình bày chứng cứ để hỗ trợ một những giả thuyết đang được nhiều người tán thành về cái chết của nữ nhà văn Austen. "Jane Austen qua đời ở tuổi 41 khi chưa hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ 7 - Sandition " White phát biểu. "Trong khi bà sống lâu hơn rất nhiều những người bạn của mình ở Thời Nhiếp chính Anh - bà đã chứng kiến cái chết của 4 người chị họ do biến chứng sinh đẻ - nguyên nhân gây ra cái chết của bà ... vẫn đang là một ẩn số cho những nhà nghiên cứu về sau."

Trong thời niên thiếu và hầu hết quãng thời gian sau này khi đã trưởng thành, Austen vẫn thường có một thể trạng tương đối khỏe mạnh. Khi còn là một nữ sinh, bà đã viết tác phẩm trào phúng đầu tiên của bà, Tình yêu và tình bạn, trong đó những nhân vật chính của truyện bị chế nhạo liên tục bởi tính tình dễ xúc động và lòng bao dung của họ.

Những tác phẩm để đời của bà, Lý trí và tình cảm, Kiêu hãnh và định kiến, Công viên Mansfield và Emma đều được xuất bản nặc danh với chữ kí "Bởi một quý bà" ( nguyên văn là "By a lady" ) và xuất hiện từ năm 1811 trở về sau. Hai tác phẩm cuối cùng của Austen, Persuasion và Northanger Abbey, xuất hiện sau khi bà qua đời và là 2 tác phẩm đầu tiên đã đưa bà trở thành một tác giả thực sự.

Vào tháng 5 năm 1817, Austen tới Winchester để tìm kiếm sự giúp đỡ của y khoa nhưng bà đã qua đời tại thành phố Hampshire 2 tháng sau đó. Như một trong những website văn học tôn vinh cuộc đời và các tác phẩm của bà đã viết : "Jane Austen qua đời vào rạng sáng thứ 6, ngày 18 tháng 7 năm 1817, đầu bà được đặt trên chiếc gối trong lòng của Cassandra; chị bà đã thức suốt đêm bên giường của bà." Sau này Cassandra có viết : "Cô ấy là mặt trời của đời tôi, là người tạo nên mọi niềm hạnh phúc, là người hàn gắn mọi nỗi đau. Tôi không có một điều gì phải giấu giếm đối với cô ấy và cái chết này cũng như thể tôi đã mất đi một phần cơ thể mình."

Jane Austen được chôn cất tại nhà thờ Winchester.

White viết: "Năm 1964, bác sĩ giải phẫu Zachary Cope cho rằng căn bệnh Addison của những người bị lao có thể giải thích về hai năm sa sút dẫn tới tình trạng ốm yếu của bà, màu da khác thường của bà, những cơn đau trong mật, bệnh thấp khớp và sự thiếu vắng của những triệu chứng cụ thể hơn về căn bệnh."

Ngược lại, năm 1997, một trong những học giả gần đây về Austen, Claire Tomalin, cho rằng căn bệnh lymphoma (ung thư hệ bạch huyết ) có thể là một lý giải phù hợp hơn cho những triệu chứng được ghi lại của bà.

Qua xem xét các triệu chứng của bà, như đã được miêu tả trong các bức thư của nữ văn sĩ, White đồng ý rằng lời chẩn đoán của Cope về căn bệnh Addison có thể là đúng, nhưng cũng ghi chú rằng : "Hầu hết những bệnh nhân của căn bệnh này đều trải qua sự rối loạn tinh thần, những cơn đau không cụ thể, giảm cân và ăn không ngon miệng. Và không có bất kỳ triệu chứng nào như vậy được nhắc đến trong các lá thư của Austen." Gần 2 tháng trước khi qua đời, Austen đã viết : "Đầu tôi luôn luôn tỉnh táo, và tôi không hề thấy có cơn đau nào xảy ra." Bà còn có thể đọc được 24 dòng trong một bài thơ hài từ trên giường cho người chị trong những ngày cuối đời.

Những báo cáo đương thời về sự đổi màu da của Austen, White thêm vào, có thể là để chỉ những vòng tròn đen dưới mắt bà. "Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng nhiều khả năng, bà không chết vì căn bệnh Addison", cô viết.

"Trong khi lymphoma có thể sẽ là một nguyên nhân của tình trạng kiệt sức, những cơn sốt kéo dài, những cơn đau trong mật và bệnh thấp khớp như Austen đã miêu tả, căn bệnh lao truyền thống gây ảnh hưởng đến khớp xương và gan - có khả năng xuất phát từ bò - sẽ là một lời giải thích đơn giản hơn về những triệu chứng của bà."

"Còn về sự đổi màu da rắc rối - đen và trắng và tất cả những màu sai khác - một fan hâm mộ Jane Austen đã hồi âm với Cope vào năm 1964 cho rằng có thể bà chỉ đơn thuần ám chỉ những vòng tròn thẫm dưới mắt xuất hiện cùng với trận ốm. Vì vậy, rốt cuộc có thể cho rằng giả thuyết của Cope về sự lây nhiễm bệnh lao như một tác nhân gây ra căn bệnh của bà cũng có một phần chính xác."

Tú Nguyễn